Bún Bình Thiên
An Giang có nhiều đặc sản và có lẽ chính cái tên An Giang cũng là thứ “đặc sản” riêng của đồng bằng sông Cửu Long. Nơi ấy có những đồng lúa thẳng cánh cò bay, những dãy núi mang màu huyền thoại và những thứ quà riêng của đồng bào dân tộc Chăm, Khmer, những món ăn ngon vốn mang đậm tính dân gian miền quê Nam Bộ.Là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có đường biên giới giáp Campuchia, là điểm đầu nguồn sông Cửu Long có vị trí quan trọng về nhiều mặt, một vùng châu thổ trù phú hiếm có của hạ lưu vực sông Mê Công. Thiên nhiên đã tạo cho vùng châu thổ này những tiềm năng vô giá, nổi bật nhất là: đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, sinh thái rừng ngập nước và khí hậu ôn hòa quanh năm. Chính những tiềm năng ấy là những điều kiện kiện rất thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp có năng suất cao.
Bên cạnh những tiềm năng về đất, nước, khí hậu và sinh thái ngập nước của hạ lưu vực sông Mê Công, An Giang còn được thiên nhiên ban tặng riêng - một quần thể núi rừng với trên 30 ngọn núi lớn nhỏ giữa đồng bằng mênh mông sông nước, như một bức tranh thuỷ mặc lãng mạn, nhưng chứa đựng nhiều tiềm ẩn, huyền bí. Có thể những điều kiện đặc thù đó đã tạo cho con người sống trên mảnh đất An Giang năng động và sáng tạo.
Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh An Giang rất phong phú và sinh động, mà việc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu An Giang về mặt văn hoá đã cho thấy An Giang là tỉnh độc đáo có bốn dòng văn hoá Việt - Hoa - Khmer - Chăm hun đúc nên sản phẩm văn hoá cộng cư. Đây chính là nét đẹp đặc thù của An Giang
Đến với mảnh đất này, nhiều người nhớ đến những câu thơ:
Đến với mảnh đất này, nhiều người nhớ đến những câu thơ:
Miền Tây bảy núi chín dòng sông
Vùng đất thiêng liêng núi giữa đồng
Dáng đứng hiên ngang như người lính
Vững tin vượt lũ, giữ biên phòn
Vùng đất thiêng liêng núi giữa đồng
Dáng đứng hiên ngang như người lính
Vững tin vượt lũ, giữ biên phòn
Nếu đến An Giang, thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng tháng Tư âm lịch, khi ấy mọi người nô nức đổ xô tham gia lễ hội viếng miếu Bà chúa Xứ một lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Tuy nhiên, nếu muốn thật sự khám phá An Giang thì phải canh đúng mùa nước nổi, khi mà mọi sinh hoạt đều lênh đênh trên biển nước mênh mông. Khi ấy, nhịp sống đồng bằng mới thật sự trỗi dậy.
Nói đến sông nước An Giang người ta Không chỉ được biết đến đây là “vựa” cá tra, cá basa của Đồng bằng sông Cửu Long mà nơi đây còn là một vùng đất giàu truyền thống văn hoá, một trong những trung tâm tín ngưỡng của Nam Bộ. Ghé chân đến nơi đây người ta thường ngạc nhiên với nét độc đáo của làng nổi, hình ảnh những chiếc ghe, xuồng lườn tròn để dễ lướt trên những đám lục bình dày đặc ở các khúc sông vùng này mà người dân chuộng ghe, xuồng lườn phẳng gọi là xuồng 3 lá
Những nghề sông nước ở miền Tây cũng mang lại kỳ thú cho những ai muốn khám phá nét độc đáo của vùng này. Chỉ riêng việc đánh bắt cá đã có đủ loại: cất vó, đặt lọp, xây nò, đóng đáy cọc, đáy bè,thả chà đăng cá, đáy rập cua, trễ cá, chài lưới… Còn câu thì cũng đủ kiểu: câu cắm, câu giăng, câu thả, câu thượt, câu nhấp, câu rê…
Bên cạnh sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc tới một nét văn hóa rất đặc trưng của miền sông nước Trên những con rạch, con kinh đó, trải qua bao đời nay đã hình thành hàng chục chợ nổi, những chợ nổi này hiện vẫn còn giữ nguyên nét sinh thái đặc trưng là trung tâm buôn bán luân chuyển hàng nông sản ở đồng bằng châu thổ. Cũng tại nơi đây, từ lâu đã hình thành giới thương nhân lấy tàu ghe để kinh doanh làm văn phòng, làm nhà lênh đênh trên sông nước. Trong cơ chế hội nhập quốc tế hiện đại văn minh đến đâu, nhưng chợ nổi trên sông nước vẫn tồn tại phát triển như một yếu tố văn hoá tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng dân cư vùng sông nước thanh bình
An Giang mùa nước nổi - Nét đẹp đồng bằng
Được mệnh danh là vựa lúa của đồng bằng Sông Cửu Long, An Giang là một trong những tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất nước với sản lượng trung bình 10 tấn/ha. Những cánh đồng lúa bạt ngàn tít tắp đủ làm no mắt nhiều khách thập phương. Nhưng thời gian này, lúa cũng đã được gặt xong, người dân đang sẵn sàng cho một mùa nước nổi đang dâng - mùa sinh nhai của người dân đồng bằng. Người ta trông chờ ở những mẻ cá lớn, những buổi chèo thuyền mắc lưới trên sông. Đặc sản mùa này là cá đồng, nhiều nhất là cá rô, cá trê, cá lóc, cá linh… Người An Giang vẫn tự hào quê mình còn nhiều tôm cá.
Văn hóa ẩm thực ở An Giang cũng đậm khẩn hoang. Các món nướng. Cái gì cũng có thể nướng được, không chỉ tôm, cua, cá, heo, gà, vịt, chim, rùa, rắn… mà các lọai rau củ quả cũng nướng như khoai, cà tím, lá lốt… là những món ăn tuyệt ngon, đầy hương vị lạ. Nướng cũng có nhiều cách: nướng trực tiếp trên lửa, nướng trui, nướng trên khói, bọc đất nướng, bọc lá vùi vào lửa… Nướng bằng lửa than đước, rơm lúa nếp, chân rạ, hay lá cây khô… Và những loại rau ăn kèm là cả một khám phá về “thực vật” sông nước, những tên lá, tên hoa vừa lạ vừa quen: đọt lục bình, đọt bông súng, đọt lá xoài, bông điên điển, bông so đũa, rau kèo nèo, lá vị… hàng chục thứ bông, lá, rau mà chỉ có người dân địa phương mới biết tên.
Mắm là một món ăn khá phổ biến ở miền Tây nhưng chỉ ở Châu Đốc mới có những thứ mắm ngon và đặc biệt nhất. Tính sơ cũng đã có gần 40 loại như: mắm ruốc, mắm thái, mắm ba khía, mắm tôm, mắm tép, mắm còng; mắm sặt, mắm trê, mắm lóc, mắm rô, mắm trèn, mắm cá linh, mắm cá chốt, mắm cá cơm, mắm cá thiểu, mắm cá lòng tong, mắm cá mè vinh, mắm cá trèn lá, mắm cá trèn mỡ, trèn bầu... Tùy theo từng loại mà có thể chế biến hay ăn liền. Mắm ngon là thứ mắm ráo, thớ cá trong, đỏ, thơm lừng. Một thứ đặc sản trong các loại mắm là mắm ruột. Mắm này được làm từ ruột và trứng cá lóc nên rất hiếm. Mắm thái cũng là một loại mắm ngon và đắt. Mắm được làm từ cá lóc trộn với đu đủ thái sợi đỏ au, giòm rụm. Du khách có thể tìm đến các thương hiệu nổi tiếng như mắm bà giáo Khỏe, mắm bà giáo Thảo, mắm Hai Xuyến... để chọn mua. Đây là thứ quà không thể thiếu khi đến Châu Đốc. Món ăn này đã từ lâu làm say lòng biết bao du khách. Chỉ cần nhìn những gian hàng mắm chi chít ở khắp các chợ đã không thể kiềm lòng. Người bán hàng cũng không cần mời mọc nhiều, du khách đã tự thấy mình muốn gói lấy mấy cân.
Khô đặc sản sông nước an giang
Khô cá tra phồng là đặc sản nổi tiếng của thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Cá tra bắt về được ướp muối rồi sấy khô. Chỉ đơn giản thế, nhưng hương vị thơm ngon đặc trưng của loài cá này đã làm nhiều thực khách lưu luyến khi có dịp thưởng thức. Sở dĩ khô có tên gọi "cá tra phồng", là do làm bằng con cá tra sấy khô đem chiên, lớp da cá phồng lên, trông rất ngon mắt. Gắp một miếng cho vào miệng nhai chậm rãi để thưởng thức hương vị vừa giòn, vừa béo, hòa quyện với mùi thơm đặc trưng của nó mà không có loài cá nào khác có được. Muốn tra phồng ngon, không được nuôi bằng thức ăn tạp vì khi muối, cá sẽ bị ươn, thịt bủng. Còn cá tra nuôi thức ăn tốt, cá sẽ ngấm muối, sau khi sấy khô, thịt chắc nịch, mầu vàng bóng, miếng khô lóng lánh dưới ánh mặt trời, chưa ăn mà đã thấy thèm rồi. Ngoài ra còn các loại khô từ lâu nổi đã nổi tiếng như khô cá lóc Chơ mới hay kho cá sặc rằn Khánh An An Phú…các món ăn làm khô tuy dân dã nhưng đã làm quyến luyến biết bao người từng ghé thăm An giang.
Các món ăn làm từ khô thì rất phong phú, đặt biệt là gỏi khô trôn với lá sầu đâu. Lá sầu đâu nhỏ, dài và mọc đối xứng qua cuống. Đọt non có màu tim tím, còn gọi là cây xoan ăn gỏi, trồng khá phổ biến ở Long Xuyên, Châu Đốc và vùng Bảy Núi, An Giang. Mùa nước nổi, lá sầu đâu mơn mởn, non tơ, chấm mắm kho, cá kho, ăn với cá linh non kho mẳn hoặc ăn kèm với mắm thái, mắm chưng... mới nghe vị đăng đắng mà ngọt của lá sầu đâu, càng ăn càng cảm thấy khoái khẩu.
Món gỏi sầu đâu càng tuyệt chiêu hơn, tôm, thịt, cá... thứ nào trộn gỏi cũng tuyệt. Gỏi sầu đâu mới ăn thường cảm thấy đắng, nhưng đã biết là phát ghiền, nhất là trộn chung với khô cá lóc, cá sặt rằn; hoặc trộn với khô cá tra phồng, cá dứa cũng ngon đáo để.
Bên cạnh đó An Giang còn có các lễ hội mang đậm nét văn hóa tộc như Lễ Dolta và Đua Bò của người Khmer ở Tri Tôn, Tịnh Biên vào tháng 10 âm lịch, Tết Ramadan của người Chăm tháng 5 âm lịch, các lễ giỗ Đức Cố Quản Trần Văn Thành, giỗ Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu, Lễ hội Văn hóa Thể thao truyền thống ở An Phú, đặc biệt nhất là Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, về sau được nâng cấp thành lễ hội du lịch cấp quốc gia...
Song song những nét đặc trưng đó thì các loại hình nghệ thuật cũng thể hiện nét riêng của người dân An Giang như đờn ca tài tử, hò vè, ca dao, tục ngữ, câu đố…những loại hình văn hóa, nghệ thuật này bằng nhiều cách khác nhau có thể là truyền miệng hoặc cách náo đó đã đi vào đời sống của người dân An Giang, cả về phương diện vật chất và tinh thần : “Nhất núi Sam, nhì Ông Cấm, ba Bảy núi”, “Tu Phật Phú Yên, tu Tiên Bảy Núi”. “Bò Châu Giang, Kinh Vĩnh Tế”, “Mắm Châu Đốc, dốc Nam Vang “, “Trai Nhơn Ái, gái Long Xuyên” “Hàng chợ Thủ, lụa Tân Châu”, “Lụa Tân Châu, trâu Nhà Bàng”, “Mắm sặc Châu Đốc, mắm lóc Long Xuyên”.
Phần lớn các câu tục ngữ phản ánh những quan niệm sống của người lao động về đạo đức, tư tưởng, thể hiện rõ sự quí trọng con người với những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và phê phán các thói hư tật xấu trong đời sống cộng đồng. Đó là sự coi trọng cội nguồn, lao động, sự thủy chung, nhân hậu, thẳng thắn…, chê bai những tật xấu như lười biếng, cờ bạc, rượu chè… Các câu đố phản ánh hiện thực đời sống “theo lối “nói chệch”, tức là nói một đàng, hiểu một nẻo. Phương pháp này xuất phát từ sự quan sát những nét giống nhau giữa các sự vật hiện tượng khách quan, giữa vật đố (tức lời giải) với vật được miêu tả (tức câu đố)”(1) Chẳng hạn: “Bố mẹ đứng sững hai bên, Đàn con lớn nhỏ dưới trên một hàng, Bố mẹ đứng con nằm ngang, Lúc bố mẹ nằm con lại đứng lên”. (Cái thang); ”Núi gì tên một loài chim, Lại còn biết nói huyên thuyên suốt ngày; Núi gì tên lạ lắm thay, Nghe ra cứ tưởng chẳng ai ra vào, Núi gì ở cạnh kênh đào, Mang tên Vĩnh Tế Ngọc Hầu đào nên” (Núi Két, núi Cấm, núi Sam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét